Gia lai và Daklak là 02 trong 05 tỉnh Tây nguyên, có khí hậu và thổ nhượng gần giống nhau rất thích hợp trồng cây cà phê Robusta.


Hơn 20 năm trồng và chế biến cà phê, Tôi có một nhận định :
Muốn có 01 ly cà phê ngon phải qua nhiều công đoạn.

Đầu tiên là người chọn giống – cách chăm sóc - thời gian thu hoạch quả thích hợp, Kế tiếp là phơi khô ( sấy khô - chế biến ướt ) để cho nhân cà phê (Cà phê xô )rồi sàng lọc để chọn những hạt cà phê theo từng loai : Phế phẩm ( cà phê đen, vỏ, nát )- R2 – R1 – Sàng 16 – Sàng 18 – Cà phê Bi.

Công đoạn cuối cùng là Chế biến cà phê nhân thành cà phê bột hay cà phê hoà tan.
Theo kinh nghiệm và tay nghề của người sản xuất, Bạn sẽ có 01 gói cà phê rất thơm, nhưng nếu muốn có ly cà phê ngon, Bạn lại cần biết cách pha chế.

Nên không thể nói rằng Cà phê Gia Lai thơm ngon hơn Cà phê Daklak hay ngược lại.
Điều quan trọng, người sản xuất phải biết Anh bán cho ai, để cho ra những lô hàng thích hợp, vừa túi tiền,vừa hợp với khẩu vị.

Hiện nay ở Việt Nam có 3 loại cà phê: Arabica, Robusta, Cherii

1.Robusta

Loại cây trông này rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng Tây Nguyên Việt Nam - nhất là vùng đất bazan (Gia lai, Đắclắc) - hằng năm đạt 90-95% tổng sản lượng cà phê Việt Nam, mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị người Việt, nhưng quá đậm đặc với người nước ngoài. Trồng cà phê Robusta phải thâm canh mới đạt được năng suất cao vì trái đậu trên cành một lần, phải tạo cành mới (cành thứ cấp 1,2,3…). để đạt được yếu tố này, người nông dân phải có vốn, một kiến thức cơ bản. Thường thì mới năm thứ hai-thời kỳ kiến thiết cơ bản-người trồng đã thu hoạch, không hãm ngọn sớm nên đến năm thứ 1 kinh doanh (năm thứ 3 của cây trồng) cây đã yếu, có hình tán dù, thiếu cành thứ cấp.

2. Arabica

Loại này có hai loại đang trồng tại Việt Nam: Moka và Catimor

     a) Moka : mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, nhưng sản lượng rất thấp, giá trong nước không cao vì không xuất khẩu được, trong khi giá xuất rất cao-gấp 2-3 lần Robusta – vì trồng không đủ chi phí nên người nông dân ít trồng loại café này.

    b) Catimor : Mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp hai lần Robusta – nhưng không thích hợp với khí hậu vùng đất Tây Nguyên vì trái chín trong mùa mưa và không tập trung – nên chi phí hái rất cao - hiện nay tại Quảng Trị đang trồng thí nghiệm, đại trà loại cây này và có triển vọng rất tốt.

3. Cheri ( café mít)


Không phổ biến lắm vì vị rất chua - chịu hạn tốt. Công chăm sóc đơn giản, chi phí rất thấp - nhưng thị trường xuất khẩu không chuộng kể cả trong nước nên ít người trồng loại này - một cây café mít 15-20 tuổi, nếu tốt có thể thu hoạch từ 100kg -200kg café tươi nếu nằm gần chuồng bò hoặc nơi sinh hoạt gia đình …

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • Gia Lai là một trong năm tỉnh Tây Nguyên, thuộc vùng đất Bazan độ cao từ 800 – 1100 m so với mặt nước biển. Khí hậu và thổ nhưỡng rất thích hợp cho...