Đến TP Plei Cu (Gia Lai), nhiều người mong muốn thưởng thức cà phê Thu Hà. Bởi loại cà phê này có hương vị thơm ngon, đậm đà riêng của cà phê vùng đất đỏ Ba-gian Tây Nguyên. Để tạo ra sản phẩm này, ông Ngô Tấn Giác, ở số 9 Nguyễn Thái Học, TP Plei cu chủ doanh nghiệp đã vượt qua không ít khó khăn, thăng trầm để đứng vững trong thị trường. Phóng viên Báo NGười Cao Tuổi đã có buổi gặp mặt, phỏng vấn ông chủ doanh nghiệp này:
Đến TP Plei Cu (Gia Lai), nhiều người mong muốn thưởng thức cà phê Thu Hà. Bởi loại cà phê này có hương vị thơm ngon, đậm đà riêng của cà phê vùng đất đỏ Ba-gian Tây Nguyên. Để tạo ra sản phẩm này, ông Ngô Tấn Giác, ở số 9 Nguyễn Thái Học, TP Plei cu chủ doanh nghiệp đã vượt qua không ít khó khăn, thăng trầm để đứng vững trong thị trường. Phóng viên Báo NGười Cao Tuổi đã có buổi gặp mặt, phỏng vấn ông chủ doanh nghiệp này:
Phóng viên: Ông có thể cho biết sự khởi đầu cơ nghiệp của ông và làm thế nào để cà phê có thương hiệu trên thị trường?
Ông Ngô Tấn Giác: (mỉm cười) Biết nói thế nào cho đủ đầy? Quả thật để có thương hiệu như ngày nay, nhớ lại thời gian về trước gian nan, vất vả vô cùng. Trước khi bước vào làm cà phê, vì cha mẹ đều mất, tôi từng làm nhiều nghề để kiếm sống. Từ những năm 80 thế kỉ trước, là thầy giáo dạy học (đã tốt nghiệp đại học Luật, Báo chí), bán than tại chợ Thái Bình, TP Hồ Chí Minh… Năm 1981, tôi lập gia đình tại Pleiku, đây là bước ngoặt cuộc đời, không có sự hỗ trợ của gia đình. Tuy nhiên, muốn tồn tại phải có sự vươn lên, đã thế vợ chồng tôi còn phải nuôi lo ăn học cho hai em gái. Ban đầu, tôi mua chịu nửa kg cà phê bột và mua khoảng chục bộ li pha bán phục vụ khách, mỗi ngày chỉ bán được từ dăm li, số tiền ít ỏi hôm sau trả dần cho hôm trước. Chị chủ chẳng nỡ đòi tiền. song bán được dù ít nhiều vẫn để ra một ít trả chị, rồi mỗi ngày một nhiều hơn. Cứ vậy suốt 3 tháng trời “ăn đong” tôi sắm them một số đồ dung phục vụ cho gia đình và quán cà phê mi ni “chui” vì ngày đó thời bao cấp, chưa có giấy phép. Khi rang cà phê phải lên tận làng dân tộc vì sợ bị phát hiện không được bán. Ban đêm khi mọi người ngủ, mới dám xay cà phê, chỉ xay bằng tay, có mùi thơm là không ổn. Năm 1986, phường Hội thương kêu gọi làm kinh tế vườn trồng cà phê tại Chư Á TP Plei Cu, gia đình tôi nhận 6 sào. Một năm sau, những hộ nông dân khác hầu như mọi người đều bỏ vì kinh tế bấp bênh, phương tiện đi lại khó khăn. Tôi quyết định mua và sang nhượng đất bà con không làm. Đến năm 1995, diện tích trồng cà phê của gia đình lên đến 15 hec-ta. Có đất, có vườn cà phê là niềm vui lớn đối với gia đình nghèo khó như giấc mơ vậy. Tôi đi lên Sài Gòn học kĩ thuật, tìm mua các loại sách nói về cà phê để áp dụng. Cuối cùng, tôi nắm chắc các phương pháp kĩ thuật tiên tiến cũng như kinh nghiệm. Năm 1995, tôi được Hội Nông dân tỉnh cử ra Hà Nội dự Đại hội Nông dân sản xuất giỏi toàn quốc. Tại đại hội, tôi là 1 trong 2 đại biểu được phát biểu.
Phóng viên: Sản phẩm chiến lược của ông hiện nay là gì và dự định sắp tới?
Ông Ngô Tấn Giác: Sản phẩm chính hiện nay là cà phê bột, cà phê hòa tan. Cà phê bột pha phin, cà phê hòa tan uống liền. Theo tôi sản phẩm muốn được người tiêu dùng ưa chuộng do chất lượng thơm ngon, giá thành hợp lí. Mặc dù vài năm lại đây cà phê nói chung có lúc trược giá tôi vẫn bảo đảm tốt về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, không phụ lòng “Thượng Đế”. Đó là cà phê được mang thương hiệu Thu Hà của Tây Nguyên. Do luôn đảm bảo chất lượng tốt, giá thành hạ, nên mấy chục năm nay Cà Phê Thu Hà luôn đứng vững trên thị trường. Trong thời gian tới, tôi sẽ cố gắn xuất khẩu nhiều hơn sang thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, châu Phi… và mở rộng thì trường trong nước ra 63 tỉnh, thành phố. Tôi phải đầu tư công nghệ mới phù hợp với tiêu chuẩn thị trường quốc tế. Trong nước cà phê Thu Hà đã bán tại các siêu thị lớn TP Hồ Chí Minh, Tập đoàn siêu thị Metro, Saigon Co-op, Siêu thị vinatex, Siêu thị BigC, Siêu thị 24h, Siêu thị cửa khẩu mộc bài (Tây Ninh) và hầu hết các siêu thị tại TP Hồ Chí Minh… Tôi sẽ chuyển đổi doanh nghiệp thành Công ty cổ phần Cà Phê Thu Hà, xây dựng nhà máy chế biến cà phê bột và hòa tan tại khu công nghiệp Trà Đa trị giá hơn 300 tỉ đồng, tuyển khoản 500 công nhân vào làm việc. Hiện nay vấn đề vay vốn ngân hàng để thực hiện cho dự án này, còn rất khó khăn. Tôi mong nhà nước tạo điêu kiện cho dự án có tính khả thi này. Tôi cũng là hội viên Hội Người cao tuổi, tôi mong muốn lúc còn có sức khỏe, minh mẫn giúp được ích cho gia đình và xã hội.
Phóng viên: Được biết ông là người “thích” làm việc thiện, xuất phát từ đâu, ông có thể cho bạn đọc biết lí do?
Ông Ngô Tấn Giác: Tôi không phải là người “thích”, mà tôi nghĩ giản đơn rằng khi một ai đó nghèo khổ, tôi thường liên hệ đến bản than đã trải qua cuộc sống thiếu thốn, cực và tủi buồn, nghĩ đến người đã giúp tôi từ nửa kí cà phê, tạo vốn ban đầu cho tôi làm ăn, mà họ không nỡ lấy tiền. Trong tâm khảm tôi luôn nhớ người đã giúp mình và những năm tháng cơ cực. Đối với công tác xã hội, từ năm 1995 đến nay, hằng năm tôi trợ giúp các em học sinh nghèo, người già neo đơn, phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình thương, kinh phí hỗ trợ hơn 100 triệu đồng. Đặc biệt, mỗi độ xuân về, doanh nghiệp chúng tôi đưa quà tết đến vùng sâu, vùng xa tặng cho đồng bào dân tộc, kinh phí 30-50 triệu đồng. Tạo công ăn việc làm cho hơn 100 công nhân. Ước vọng của tôi là xây dựng được một ngôi nhà dưỡng lão cho người cao tuổi tại tỉnh Gia Lai, làm chỗ nương tựa cho khoảng 200 người cao tuổi cô đơn, nghèo, không được con cháu phụng dưỡng, chăm sóc. Việc làm này trong khả năng của tôi, để các cụ có chổ nghỉ ngơi, sinh hoạt như ở gia đình của mình. Nếu được lãnh đạo tỉnh Gia Lai, Trung ương Hội Người cao tuổi giúp đỡ, chắc chắn tôi sẽ thực hiện được. Việc tôi làm được sự ủng hộ rất nhiệt tình của “bà xã”, một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, cũng bươn trải đồng cam cộng khổ với tôi những năm tháng gian nan vất vả. Vợ tôi thường nói vui “Giúp được một người phúc đẳng hà sa”, ông Trời lại cho gia đình mình làm ăn ngày càng khấm khá, nên làm nhiều việc nghĩa, con cháu càng được hưởng phúc, giàu sang…
Phóng viên: Xin chân thành cảm ơn ông!
Phan Thanh Hương (thực hiện)
Báo người cao tuổi xuân 2009